TIÊU CHÍ ĐỂ CHỌN NCC IN MÀ BẠN CẦN BIẾT

hộp cứng

Đầu tiên là Sự uy tín của nhà cung cấp

Sự uy tín của nhà cung cấp là yếu tố đầu tiên cần được xét. Đôi khi chỉ cần nhìn vào uy tín, thì khách hàng đã có thể quyết định có nên hợp tác với nhà cung cấp đó hay không. Để xét xem nhà cung cấp đó có đủ uy tín hay không, khách hàng có thể lưu ý một số khía cạnh sau đây:

  • Thông tin được cũng cấp rõ ràng: Nhà cung cấp đó có thực sự tồn tại không; địa chỉ, phương thức liên lạc, giấy phép kinh doanh có chính xác hay không?
  • Thông tin của nhà cung cấp trên các trang mạng xã hội có hay không? hoặc có thường xuyên cập nhật không?
  • Tính minh bạch trong hợp tác: Nhà cung cấp đó có đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu, duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài với các đối tác không?
  • Các vấn đề về pháp lý: Xem các thủ tục pháp lý liên quan đến các hợp đồng quá khứ, hiện tại của nhà cung cấp, việc tuân thủ pháp luật của nhà cung cấp có đảm bảo không?

Tham khảo Việt Vương trên các trang sau: Facebook, instagram, youtube, Tiktok,...

z4318602582190_8d1b55f17a545899ffcadb9a9843b3ae.jpg

In Việt Vương trên Facebook

z4318599893022_95e4f74ef8e2674daacea67dd825ec13.jpg

In Việt Vương trên Tiktok

Thứ 2 - Chất lượng của sản phẩm cung cấp

Tiêu chí kế tiếp, rất đáng được quan tâm là chất lượng của các sản phẩm của nhà cung cấp cũng là một yếu tố không thể xem nhẹ. Các sản phẩm hộp cứng, túi giấy, bao bì hộp của nhà cung cấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà việc đảm bảo chất lượng luôn là yêu cầu tiên quyết để lựa chọn một nhà cung cấp lâu dài.

hop%20my%20pham%201.jpg

Các yếu tố được dùng để đánh giá chất lượng sản phẩm đầu ra của nhà cung cấp có thể kể đến như: 

  • Tính năng: Hộp sẽ đựng vừa sản phẩm của doanh nghiệp không? 
  • Độ bền: Keo, màu in có đàm bào độ bền lâu dài trong quá trình sử dụng của doanh nghiệp hay không?
  • Sự phù hợp: Sản phẩm có đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, các yếu tố chuyên môn mà doanh nghiệp bạn đưa ra?
  • Tính thẩm mỹ: Bao bì thành phẩm của nhà cung cấp có đạt tiêu chuẩn cần thiết?

TÚI%20GIẤY%20KRAFT%20TRẮNG.jpgThứ 3 - Hiệu suất cung cấp sản phẩm/dịch vụ

Kế tiếp là hiệu suất cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp cũng là một tiêu chí quan trọng khi đánh giá một nhà cung cấp. 

Việc đảm bảo hiệu suất cung cấp sản phẩm của nhà cung cấp cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, nhà cung cấp cần phải đảm bảo được số lượng và thời gian cung cấp sản phẩm trong suốt thời gian hợp tác.

Các yếu tố đánh giá hiệu suất của một nhà cung cấp gồm: 

  • Thời gian thực hiện đơn hàng: Thời gian từ lúc bắt đầu thực hiện đơn hàng đến khi nhà cung cấp giao hàng cho doanh nghiệp.
  • Dây chuyền sản xuất máy móc đầy đủ, cũng là yếu tố để đánh giá về thời gian sản xuất. 
  • Độ tin cậy của giao hàng: Đảm bảo thời gian giao hàng theo thỏa thuận, giao đúng loại hàng hóa, đúng chất lượng, số lượng theo hợp đồng.  
  • Thông tin: Đảm bảo thông tin được trao đổi xuyên suốt giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp.
  • Thích ứng: Khả năng thích ứng của nhà cung cấp với yêu cầu của doanh nghiệp. 
  • Tính linh hoạt: Khả năng thích ứng của nhà cung cấp trong việc cung cấp sản phẩm khi các điều kiện liên quan thay đổi.

IMG_1820.JPEG

Nhà Xưởng hơn 1.000m2, tọa lạc tại quận Tân Phú

IMG_9452.JPEG

 1 góc nhỏ của Xưởng In Việt Vương

Thứ 4 - Giá cả sản phẩm/dịch vụ và phương thức thanh toán

Chắc hẳn đây là vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp đều quan tâm khi tìm NCC mới đó là Giá cả sản phẩm và phương thức thanh toán là tiêu chí không thể thiếu trong bảng tiêu chí đánh giá nhà cung cấp. Tiêu chí này ảnh hưởng đến khả năng nhập hàng và lợi nhuận trực tiếp của doanh nghiệp. Cụ thể, hai nhà cung cấp với chất lượng và hiệu suất sản phẩm dịch vụ tương đương nhau thì bên nào có giá sẽ là lựa chọn tốt hơn cho doanh nghiệp.

IMG_6402.jpg

Các yếu tố đánh giá giá cả sản phẩm của nhà cung cấp: 

  • Tính cạnh tranh: Giá báo phải trả phải tương đương với giá của các nhà cung cấp cung cấp sản phẩm cùng ngành. Doanh nghiệp nên có báo giá của nhiều nhà cung cấp để so sánh, đánh giá tốt hơn.
  • Tính ổn định: Giá cả nên ổn định hoặc thay đổi một cách hợp lý theo từng mốc thời gian. 
  • tính chính xác: Giá trên đơn đặt hàng và trên hóa đơn chỉ nên có chênh lệch nhỏ. 
  • Việc thay đổi giá: Nhà cung cấp cần đưa ra thông báo trước và đầy đủ khi có vấn đề thay đổi giá. 
  • Độ nhạy cảm về chi phí: Nhà cung cấp phải hiểu được rằng nhu cầu của doanh nghiệp là giảm chi phí, vì vậy họ cũng nên chủ động đề xuất phương án để tiết kiệm chi phí.
  • Tính Minh bạch trong thanh toán: Khoảng thời gian trung bình để nhận được ghi chú tín dụng phải hợp lý. Chi phí ước tính không được thay đổi đáng kể so với hóa đơn cuối cùng. 

Thứ 5 - Dịch vụ chăm sóc khách hàng từ nhà cung cấp

Những dịch vụ dành cho khách hàng, đối tác mà nhà cung cấp có thể đem lại cũng là yếu tố cần được chú ý. Dịch vụ khách hàng sẽ phát huy tác dụng khi đối mặt với những vấn đề liên quan đến lỗi sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng, thiếu hàng,… 

Bên cạnh đó, thái độ của nhà cung cấp cũng như thời gian đáp ứng các yêu cầu hỗ trợ, trình độ của nhân viên hỗ trợ cũng cần được chú ý khi đánh giá nhà cung cấp.

Các yếu tố đánh giá dịch vụ khách hàng bao gồm: 

  • Trước giao dịch: Dịch vụ khách hàng bằng văn bản, chính sách. Khả năng tiếp cận. Cơ cấu tổ chức. Tính linh hoạt của hệ thống.
  • Trong giao dịch: Thời gian chu kỳ đặt hàng. Tính sẵn có của hàng tồn kho. Tỷ lệ lấp đầy đơn hàng. Thông tin trạng thái đơn hàng.
  • Sau giao dịch: Sự sẵn có của hàng tồn. Bảo hành sản phẩm. Khiếu nại của khách hàng (nếu có).

Thứ 6 - Tính lâu dài và bền vững của nhà cung cấp

Một khi đã ký với nhau vài đơn hàng thì mối quan hệ lâu dài và ổn định với nhà cung cấp giúp quá trình vận hành của doanh nghiệp bạn đi vào ổn định. Điều này sẽ giảm thiểu thời gian tìm kiếm nhà cung cấp mới cũng như những rủi ro tiềm tàng khi hợp tác với đối tác khác. 

Khi đã có mối quan hệ hợp tác lâu dài, bạn hoàn toàn có thể thỏa thuận những chiết khấu ưu đãi cho những đơn hàng tiếp theo, đem lại hiệu quả chi phí cho cho doanh nghiệp mình. Khi đánh giá nhà cung cấp, khách hàng cũng nên quan tâm đến các yếu tố đảm bảo sự bền vững của nhà cung cấp đó. Nhà cung cấp bền vững sẽ hạn chế các rủi ro trong chuỗi cung ứng.

Các yếu tố đánh giá tính bền vững của nhà cung cấp có thể kể đến:

  • Yếu tố bền vững về môi trường: Cần lưu ý đến các quyết sách và việc làm của nhà cung cấp liên quan đến chiến lược quản lý chất thải, việc giảm thiểu chất thải, hiệu quả năng lượng, quy trình xử lý các nguyên liệu độc hại (nếu có)
  • Yếu tố công nghệ trong thời đại mới: Các yếu tố về công nghệ là một nhân tố quan trọng tạo nên sự bền vững cho nhà cung ứng. Trước cuộc chạy đua công nghệ trong thời đại 4.0, tối ưu hóa công nghệ sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bạn, đảm bảo doanh nghiệp phát triển một cách bền vững khi thị trường có biến động. 

Cuối cùng - Phân tích rủi ro tài chính của nhà cung cấp

Tiêu chí cuối cùng để đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp nữa cần phải kể đến là rủi ro tài chính của nhà cung cấp. Sự ổn định về mặt tài chính của nhà cung cấp sẽ xác định liệu nhà cung cấp có tiếp tục là đối tác đáng tin cậy hay không. Điều này sẽ góp phần hạn chế khả năng gián đoạn do những hậu quả từ rủi ro tài chính gây ra.

Căn cứ và cáo báo cáo, khả sát về thông tin của nhà cung cấp, khách hàng có thể nắm được tình hình tài chính của nhà cung cấp. Từ thông tin đã có, khách hàng có thể đưa ra quyết định hợp tác với các nhà cung cấp có khả năng tài chính tốt, hạn chế các rủi ro trong quá trình hợp tác.

IN VIỆT VƯƠNG

việt-vương-banner.jpg

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO